Sửa chữa máy ảnh DSLR

Thứ Bảy, 29/08/2015, 09:06 GMT+7

Bắt bệnh máy ảnh số du lịch

  • Lỗi ống kính

Với máy ảnh kỹ thuật số du lịch có ống kính zoom ngoài, lỗi hay gặp nhất là đứt dây zoom. Lý do là bởi ống kính zoom ra vào nhiều hoặc do người sử dụng đánh rơi, gây tác động mạnh làm đứt dây zoom.

Dây zoom là thiết bị điều khiển màn trập, khi đứt dây zoom sẽ có hai hiện tượng. Thứ nhất, màn trập của máy ảnh luôn đóng, trên màn hình lúc này không hiển thị hình ảnh, màn hình đen xì, không chụp được ảnh. Thứ hai, màn trập luôn mở, gây hiện tượng khi chụp ảnh xuất hiện các mành mành nằm ngang trên ảnh và ảnh bị lốp sáng, thừa sáng.

Hiện thượng này thường được sửa bằng cách thay dây zoom hoặc nối lại dây zoom.

Ngoài ra, ống kính rất dễ bị kẹt, vẹo do người sử dụng đánh rơi, khi đó máy sẽ tự động báo Lens error. Nên mang máy tới các trung tâm sửa chữa để khắc phục lỗi.

Đối với các dòng máy ảnh có ống kính nằm bên trong thân máy như một số máy ảnh của Sony, Fujifilm… lỗi thường gặp là hệ thống chống rung của ống kính. Hiện tượng của lỗi này khi zoom ống kính, gây rung hình, ảnh chụp nhòe, mất nét.

Những trường hợp ảnh chụp mất nét hoàn toàn, mờ hình, lấy nét vào đối tượng nhưng khi chụp lại nét vào phần khác của ảnh, nguyên nhân có thể do hỏng hệ thống lấy nét tự động trong thân máy (AF). Lỗi này thường do người sử dụng đánh rơi, va đập máy làm hệ thống AF bị bung hoặc vỡ, gây điều tiết sai cho hệ thống, hình ảnh không lấy nét được hoặc lệch nét.

Để tránh hiên tượng trên, không nên tắt bật liên tục máy ảnh để tránh ống kính zoom ra, vào liên tục, làm giảm tuổi thọ ống kính.

  • Lỗi hỏng cảm biến hình ảnh

Máy ảnh sử dụng cảm biến CCD dễ hỏng cảm biến hơn máy sử dụng cảm biến CMOS.

Bộ cảm biến hình ảnh của máy ảnh kỹ thuật số là thiết bị điện tử, có thể chuyển các phân tử ánh sáng từ chủ thể bên ngoài, thành các phân tử mang điện để tạo ra hình ảnh. Có hai loại cảm biến hình ảnh thường dùng trong các dòng máy ảnh hiện nay là bộ cảm biến CCD và CMOS.

Trong đó, lỗi hỏng cảm biến thường gặp nhất là CCD, thường sử dụng trong các dòng máy ảnh cũ trước đây. Những máy ảnh mới gần đây được sử dụng cảm biến CMOS ít bị hỏng hơn.

Hiện tượng lỗi hỏng cảm biến CCD, biểu hiện cho ảnh chụp đen kịt hoặc có màu tím, hình bị sai màu hoàn toàn. Lỗi này thường do người sử dụng để máy bị ẩm ướt hoặc để máy ở nhiệt độ cao, do va đập mạnh hoặc chụp với cường độ ánh sáng mạnh cũng gây cháy mắt cảm biến.

Để tránh hiện tượng hỏng cảm biến, khi chụp ảnh không nên để ống kính chụp thẳng vào ánh sáng mặt trời, những nguồn sáng có cường độ lớn, chú ý đến tốc độ chụp và ISO.

Cách duy nhất sửa những máy gặp trường hợp trên là thay cảm biến.

  • Một số lỗi thường gặp khác

Tuổi thọ và chất lượng máy phụ thuốc vào người dùng

Màn hình của máy kỹ thuật số du lịch dễ hỏng và vỡ, hầu hết do lỗi người dùng gây va đập, đánh rời máy và do màn hình bị chèn ép với lực mạnh. Chi phí đển thay màn hình của máy ảnh kỹ thuật số du lịch khá cao.

Lỗi máy ảnh bị dính nước hoặc do để trong môi trường ẩm, rất dễ gây oxi hóa mạch, gây cháy, hỏng nguồn - nhẹ có thể can thiệp được, nặng sẽ phải thay "main" máy. Giá trị thay mên có thể bằng 1/3 giá trị máy, thậm chí cao hơn.

Máy bị mốc, dính cát cho hình ảnh không nét căng, ảnh chụp mờ, phải vệ sinh và lau máy, chi phí vệ sinh máy.

Những hư hỏng thường gặp ở máy ảnh kỹ thuật số và cách khắc phục

Máy ảnh ống kính cố định: Đối với loại máy ảnh này, thông thường trong lúc sử dụng ta thường dùng loại pin rẻ tiền (thường là pin Trung Quốc) do vậy pin sẽ không đủ điện thế, cũng như không đủ ampère, máy sẽ không hoạt động. Có khi do sử dụng pin rẻ tiền, ta để quên trong máy không tháo pin ra, nước acid trong pin sẽ chảy và làm đóng ten các chấu tiếp xúc làm hư máy.

Đối với trường hợp trên, ta chỉ cần thay pin tốt mạnh hơn, làm sạch các tiếp điểm tiếp xúc với pin là máy sẽ hoạt động tốt. Nếu thay pin tốt mà máy vẫn không hoạt động, thông thường do mạch bị ẩm hoặc những mối hàn lâu ngày bị ẩm đóng ten hoặc bị đứt, vì vậy máy không có điện dẫn đến không hoạt động. Trường hợp này ta nên đem ra tiệm để thợ chuyên môn sửa.

Trường hợp khi gắn pin máy hoạt động tốt, nhưng khi gắn film vào máy không cuốn film, nếu cuốn film thì sẽ có tiếng kêu. Nguyên nhân là do máy bị hư nhông cuốn film (thường nhông của máy ảnh compact được làm bằng nhựa rất dễ bị gãy nếu ta lấy film không đúng cách). Nếu bị gãy nhông ta nên đem máy ra thợ chuyên môn, giá thay bộ nhông và công sửa khoảng 100.000 đồng.

Nếu máy hoạt động tốt và film đã được gài vào máy, nhưng flash không hoạt động là do mạch đèn flash bị đóng ten hoặc tim đèn bị đứt. Giá thay đèn và công sửa khoảng 70.000 đồng.

Ngoài các hư hỏng trên thỉnh thoảng chúng ta cũng gặp những hư hỏng khác. Tuy nhiên rất ít.

Máy ống kính zoom: Hư hỏng thường gặp là đứt dây zoom (mạch mềm), bo mạch (mainboard) bị hư.

Muốn nhận biết máy bị đứt zoom rất dễ, khi gắn pin vào, máy vẫn hoạt động bình thường đưa zoom ra, vô đều tốt. Nhưng khi bấm máy thì trên màn hình sẽ bị tắt (đối với máy hiệu Minolta, Nikon...); với máy hiệu Pentax, Canon khi bấm máy trên màn hình sẽ báo chữ E (error). Máy bị đứt zoom do chúng ta lạm dụng hay đưa zoom ra vô nhiều lần có khi không cần thiết phải zoom.

Trường hợp máy bị hư mạch, khi gắn pin vào, trên màn hình sẽ chớp tắt và hiển thị tất cả các chức năng, tắt máy cũng không được chỉ khi nào tháo pin ra thì màn hình sẽ tắt. Máy bị hư mạch là do bảo quản không đúng cách, chúng ta thường để máy nơi ẩm ướt và khi sử dụng có thể bị dính nước không sấy khô liền để lâu ngày máy bị ẩm. Trường hợp máy bị hư mạch, giá sửa thường rất đắt khoảng 300.000 đồng.

Ngoài hai hư hỏng thường gặp như trên, máy ảnh ống kính zoom cũng bị hư như máy ống kính cố định, tuy nhiên rất hiếm khi gặp.

Hướng dẫn cách bảo quản máy ảnh chuyên nghiệp

Máy ảnh là thiết bị công nghệ cao rất dễ hư hỏng bởi các tác động từ môi trường. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng máy không đúng cách cũng dẫn đến các sự cố đáng tiếc khiến máy ngừng hoạt động.

  1. Chống ẩm & bụi bẩn

Các vi mạch, linh kiện điện tử của máy ảnh rất nhạy cảm với bụi và hơi nước. Ngày nay, các hãng sản xuất luôn tìm cách cải thiện độ bền của sản phẩm và ưu tiên của họ là máy phải chịu được độ ẩm cao – khí hậu khắc nghiệt. Vì thế, để đảm bảo máy ít chịu tác động có hại của hơi nước nhất, bạn nên trang bị tủ chống ẩm. Sau khi dùng xong, luôn đặt máy vào tủ và khóa kín để rút hết hơi nước còn sót lại.

Bạn cũng có thể mua gói chống ẩm nhỏ đặt cạnh nơi để máy ảnh. Thường xuyên lau chùi máy bằng khăn khô để tránh bụi tích tụ trên thân máy.

  1. Không chạm vào mặt ống kính & bên trong máy

Mặt của ống kính là một lớp gương chuyên dụng được xử lý bằng công nghệ cao, tráng hóa chất đặc biệt giúp ánh sáng truyền vào tốt hơn. Khi bạn vô tình chạm vào mặt ống kính, đừng vội dùng vải chùi vì có thể bạn sẽ làm nó bị xước.

Tránh chạm trực tiếp vào bề mặt ống kính với mọi chất liệu (da tay của bạn, vải khô, vải ướt, vải có sợi cứng…) vì chúng rất dễ gây ra tác hại khôn lường. Một vài vết vân tay nhỏ sẽ không làm hình ảnh bị mờ, bạn nên nhờ các thợ máy ảnh chính hãng tư vấn về cách vệ sinh máy đơn giản và mua các loại dung dịch chuyên dành cho lau chùi ống kính.

Khi chụp xong, luôn tắt máy hoặc đậy nắp ống kính cẩn thận. Nếu sử dụng DSLR, bạn nên mua các thiết bị bảo vệ/lọc ánh sáng hay còn gọi là filter. Filter giúp chống bụi bẩn rớt vào ống kính, hạn chế sự vô tình đụng tay hay va chạm bất ngờ. Các loại filter thường sẽ giữ cho chất lượng hình ảnh không thay đổi.

Trong trường hợp bạn cảm thấy bên trong thân máy có vật lạ hoặc tiếng kêu bất thường, đừng tìm cách mở máy ra để xem hoặc chạm vào bất cứ linh kiện gì bên trong. Hãy đem ra các cửa hàng bảo hành gần nhất vì tĩnh điện trong người bạn có thể khiến các linh kiện nhạy cảm bị sốc và ngừng hoạt động.

Hãy tin tưởng vào dịch vụ bảo hành chính hãng

  1. Trang bị túi chống sốc, balo đựng ống kính

Lowepro Pro Roller X300 có thể đựng nhiều ống kính và thân máy an toàn

Mang máy ảnh khi di chuyển rất nguy hiểm vì chỉ cần một va chạm tương đối mạnh, ống kính máy ảnh có thể bị nứt hoặc bể. Ngoài ra, nếu máy bị rớt mạnh thì các chân tiếp xúc giữa ống kính và thân máy cũng có thể bị gãy. Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn nên mua túi đựng máy chuyên nghiệp chống sốc – chống nước. Với các thiết bị này, máy ảnh sẽ được bảo vệ an toàn, tránh phải mang ra tiệm sửa chữa máy ảnh và mất tiền uổng phí.

  1. Luôn mang máy đến cửa hàng để được bảo dưỡng

Khi phát hiện thân máy ảnh có dấu hiệu trục trặc, ống kính xuất hiện rễ tre, ảnh bị vết đục và bụi bẩn, bạn nên mang máy đi bảo dưỡng. Nhân viên sẽ lau bụi, vệ sinh máy và giúp chúng có thể hoạt động ổn định.

Ngoài các yếu tố trên, bạn nên chú ý tránh cho ống kính – thân máy phải tiếp xúc với bụi, đất, cát, hóa chất, nước, đặc biệt là bề mặt ống kính. Chúc những chiếc máy ảnh của các bạn luôn bền bỉ và ổn định.

Tham khảo thông tin sửa chữa máy ảnh ở đâu?

Tham khảo thông tin sửa chữa máy ảnh tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Sửa chữa máy ảnh

Nguồn: http://muabannhanhmayanh.com/sua-chua-may-anh/43876

Tags: Sửa chữa máy ảnh, hướng dẫn Sửa chữa máy ảnh, bệnh máy ảnh số du lịch, hư hỏng thường gặp ở máy ảnh kỹ thuật số, tư vấn Sửa chữa máy ảnh
KiemViec.net / Chọn mua hàng
No avatar
Đăng bởi minhthien
Tham gia 04/03/2015
Cấp độ Administrator
Bài viết 125/125
Tags: Sửa chữa máy ảnh, hướng dẫn Sửa chữa máy ảnh, bệnh máy ảnh số du lịch, hư hỏng thường gặp ở máy ảnh kỹ thuật số, tư vấn Sửa chữa máy ảnh
KiemViec.net / Chọn mua hàng