[Kiếm việc] Cách viết CV xin việc để nhanh kiếm được việc

Thứ Hai, 11/01/2016, 11:28 GMT+7

Trong hồ sơ xin việc, CV luôn là tài liệu được nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu. Dĩ nhiên, CV cũng nên là tài liệu bạn cần dành thời gian chăm chút nhiều nhất. Dưới đây là 9 hướng dẫn cách viết CV xin việc hay và ấn tượng.

Cách viết CV xin việc để nhanh kiếm được việc

9 hướng dẫn cách viết CV xin việc hay – ấn tượng – đẹp mắt

1. CV không cần có ảnh

Nhiều bạn thường nghĩ CV bắt buộc có ảnh, nhưng thực tế không phải vậy. Nếu bạn để ảnh vào CV, hãy đảm bảo rằng bức ảnh trông thật ưa nhìn và chuyên nghiệp, để nhà tuyển dụng nhìn ảnh của bạn là có thiện cảm ngay. Còn mình chỉ để ảnh vào CV khi thông báo tuyển dụng yêu cầu.

2. Trình bày CV chuyên nghiệp

Cách trình bày CV của bạn đã thật sự dễ nhìn và cân đối? Font chữ có dễ nhìn? Bố cục có rõ ràng để nhà tuyển dụng đọc lướt CV của bạn không?

Một số lưu ý chính khi trình bày CV:

  • Sử dụng font chữ thông dụng như Times New Roman, Arial, Tahoma. Cỡ chữ 12-13, các tiêu đề có thể để cỡ to hơn.
  • Nên liệt kê thông tin dưới dạng bullet để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt ý chính trong CV của bạn. Những đoạn quá dài sẽ khiến họ chán nản khi ngập chìm trong hàng tá hồ sơ.
  • Giãn cách dòng vừa phải và hợp lý theo nguyên tắc Gestalt. Tức là những thông tin giống nhau được đặt gần nhau. Ví dụ, bạn nên để nhiều khoảng trống hơn giữa thông tin liên lạc và thông tin về trình độ/ nền tảng giáo dục, còn các thông tin về trường đại học và các khóa học khác sẽ có khoảng trống nhỏ hơn.
  • Không nên kẻ bảng và gạch chân.

Mỗi nhà tuyển dụng có một “mắt thẩm mỹ” khác nhau nên bạn chỉ nên dùng mẫu CV xin việc đơn giản, nhưng chuyên nghiệp.

3. Tiêu đề

Tiêu đề CV nên là tên đầy đủ của bạn, bạn không cần phải viết chữ Curriculum Vitae hay Resume nữa. Tiêu đề nên viết in hoa, bôi đậm, căn giữa và để cỡ chữ 16.

4. Thông tin cá nhân

Mục này bạn không nên để quá nhiều thông tin cá nhân không cần thiết. Những thông tin không thể thiếu là Email, Số điện thoại, Ngày sinh, và Địa chỉ.

5. Vị trí ứng tuyển

Đừng quên nêu rõ vị trí bạn muốn ứng tuyển. Một công ty trong cùng 1 khoảng thời gian có thể tuyển dụng rất nhiều vị trí. Vì vậy bạn cần cho họ biết bạn muốn ứng tuyển vị trí nào.

6. Nêu bật thành tích

Ngoài việc liệt kê những vị trí, nhiệm vụ, công việc đã đảm nhận, bạn đã nêu được những thành tích đạt được trong công việc chưa? Hãy đưa vào những con số, xếp hạng, giải thưởng mà bạn hoặc nhóm của bạn đã đạt được. Những con số có sức thuyết phục hơn lời nói suông rất nhiều.

Hãy xem ví dụ sau nhé. Rõ ràng phần Thành tích sẽ thuyết phục nhà tuyển dụng hơn so với việc bạn chỉ liệt kê công việc đã đảm nhận.

Cách viết CV xin việc để nhanh kiếm được việc

Nhiệm vụ:

Tổ chức các sự kiện về hướng nghiệp và kỹ năng lãnh đạo cho sinh viên, bao gồm các công việc viết bài PR, PR qua email, forum, mời diễn giả, tuyển chọn người tham gia, chuẩn bị hậu cần.

Thành tích:

Nhận được gần 1000 CV gửi đến, chỉ sau 2 tuần PR qua facebook và email
Chương trình có sự tham gia của 80 bạn sinh viên xuất sắc và các diễn giả”

7. Trình tự thời gian

Trong bản CV, bạn nên thống nhất trình tự thời gian liệt kê trong tất cả các mục, từ học vấn, giải thưởng, đến kinh nghiệm làm việc và hoạt động xã hội là từ gần với hiện tại nhất đến xa hơn.

8. Độ dài

CV ngắn hay dài không phải là điều quan trọng mà quan trọng là nó có đủ thông tin để thuyết phục nhà tuyển dụng cho bạn vào vòng trong hay không. Tuy nhiên, với các bạn mới ra trường, CV không nên quá 3 trang.

9. Tùy chỉnh CV

Đối với mỗi vị trí ứng tuyển, bạn hãy chỉnh lại bản CV của mình bằng cách nhấn mạnh vào những kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp nhất với vị trí đó. Các hoạt động khác chỉ cần nêu ngắn gọn.

Các bạn mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nên đừng quên liệt kê các hoạt động xã hội mà bạn đã tham gia nhé.

5 điều không nên làm khi viết CV xin việc

CV kiếm việc được xem như giấy thông hành để ứng viên có thể bước vào vòng tiếp theo vào buổi phỏng vấn nhưng nhiều bạn đã tự đánh mất đi cơ hội vì những lý do không đáng có.

1. Liệt kê các đầu công việc ngắn hạn: Bạn không nên ghi vào CV những công việc bạn chỉ làm một vài tháng/tuần. Nhà tuyển dụng xem những công việc ngắn hạn như một dấu hiệu của sự thiếu trung thành hoặc vấn đề về khả năng thích nghi. Nếu có nhiều công việc ngắn hạn hơn dài hạn, bạn có thể sắp xếp chúng vào một phần riêng và liệt kê ngắn gọn nhiệm vụ và những gì bạn học được từ chúng hoặc chỉ nên liệt kê chúng dành cho những sinh viên mới ra trường khi đó là những công viêc partime.

2. Lên mạng tìm kiếm CV và cắt dán, lắp nghép: Lỗi này cũng thường rơi nhiều vào các bạn trẻ, không tự tin khi viết CV mà nhờ người khác viết hay lên mạng tìm kiếm rồi “cắt dán, past” vào CV mình, chỉ thay đổi một số thông tin cơ bản. Nhìn chung các bản CV này thường na ná nhau, nên các hồ sơ thiếu sự khác biệt và cái tôi của mỗi người.

Bạn có thể tham gia khoá học Kỹ năng phỏng vấn xin việc để rõ hơn về các viết CV ấn tượng cũng như rèn luyện các kỹ năng phỏng vấn và cách trả lời các câu phỏng vấn xin việc thông minh.

Cách viết CV xin việc để nhanh kiếm được việc

3. Rải truyền CV với cùng một nội dung: Mỗi một NTD có một yêu cầu khác nhau cho vị trí tuyển dụng của mình. Thay vì đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng, tìm hiểu rõ về công ty, công việc mà mình ứng tuyển, các ứng viên lại “rải truyền đơn” đến hàng chục công ty và chỉ dùng một mẫu CV. Việc ứng viên chưa tự đặt mình vào vị trí người tuyển dụng để xem họ cần mình thể hiện gì, mà chỉ cố viết thật nhiều nhưng không có mấy thông tin giá trị cần cho công việc. NTD rất dễ nhận ra đối với những CV dạng này.

4. Kinh nghiệm làm việc được viết giống như mô tả công việc: Trong biển người tìm việc hiện nay, rõ ràng để được nhà tuyển dụng chú ý, bạn cần tạo được một hồ sơ tìm việc thật khác biệt và ấn tượng. Trong CV lúc nào cũng có mục kinh nghiệm. Đây là mục đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Mục tiêu nghề nghiệp mang nặng sứ mệnh tiếp thị và giới thiệu bạn thật ấn tượng đến nhà tuyển dụng. Đó không chỉ là mục tiêu nghề nghiệp của bạn mà còn là điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Với mục này nên nói rõ bạn có thể làm việc hiệu quả đến đâu, liệt kê những thành quả đạt được và chứng tỏ những lợi ích nếu họ tuyển dụng bạn. Chứng minh những điều kể trên bằng thông tin thực tế kèm theo lời cam đoan.

5. Viết CV dài dòng: Các nhà tuyển dụng chỉ dành 6 giây để nhìn vào bản CV của bạn. Vì thế hồ sơ của bạn càng dài dòng thì nhà tuyển càng khó tìm ra những điểm chính trong đó. Độ dài hợp lí là từ một đến hai trang hoặc quá lắm là 3 trang và chưa cân đối các mục thông tin khiến nhà tuyển dụng nhiều khi phớt lờ ứng viên. Họ không có nhiều thời gian để tìm hiểu hết những gì được thể hiện trong CV. Vì thế, bạn nên tóm gọn lại các thông tin đề cập trong CV của mình. Cố gắng thể hiện chúng bằng những gạch đầu dòng rõ ràng, mạch lạc và đủ ý.

Tags: CV, viết CV, CV kiếm việc, cách kiếm việc
KiemViec.net / Viết CV kiếm việc
Tags: CV, viết CV, CV kiếm việc, cách kiếm việc
KiemViec.net / Viết CV kiếm việc