Cách nuôi cá cảnh khỏe mạnh
Thứ Năm, 21/01/2016, 17:17 GMT+7Chúng tôi xin hướng dẫn cách nuôi cá cảnh và trồng cây thủy sinh trong 1 bình cá mini. Sẽ giúp bạn thiết kế 1 bình cá thủy sinh đẹp như ý, sau đây hãy đi vào chi tiết bài viết.
Hướng dẫn nuôi cá cảnh trong bình thủy sinh nhỏ
1. Lựa chọn cá thích hợp:
Bể nhỏ và không có máy oxi nên cá sẽ chết. Nếu bể thủy tinh bạn không có máy oxi thì chỉ nên lựa chọn các loài cá khỏe mạnh, có khả năng sống trong môi trường nghèo oxi như cá betta ( cá xiêm đá ) loài cá này chỉ nuôi riêng 1 con trong 1 bể. Ví dụ: như Cá betta không cần máy xủi oxi, 1 tuần thay nước 1 lần, 2 ngày cho ăn 1 lần trùng chỉ, lăng quăng, thức ăn viên, thêm 1 cộng rông đuôi chó là thích hợp.
Tránh tình trạng: Mật độ nuôi cá quá nhiều cũng dẫn tới thiếu oxi và nước bẩn, dẫn đến chết cá. Nuôi cá trong bể thủy tinh thì nuôi càng ít cá càng tốt nhé, 1 đến 3 con thôi là tốt.
2. Cách cho cá ăn:
Không nên Cho ăn quá nhiều sẽ làm bẩn nước và cá ăn quá no cũng chết. Khoảng 2,3 ngày ta cho ăn 1 lần là được rồi, mỗi lần cho ăn chỉ cần cho ăn ít thôi nhé. Cá nhịn đói vài ngày không chết, chứ ăn no căng là chết đấy. Cách nuôi này chấp nhận cá gầy gò chút.
3. Cách thay nước:
Câu hỏi thường thấy ở những bạn mới chơi bình thủy sinh mini "Thay nước cho cá trong bình thủy tinh thường xuyên có sao không?"
Vì bể thủy tinh nhỏ nên nước nhanh bẩn, dẫn đến các bạn thay nước thường xuyên sẽ làm cá sock nước và chết. Nước máy nuôi cá cần xử lý bằng cách chứa nước trong thau chậu, sau 24h khí clo bốc hết đi mới nuôi cá được nhé. Mỗi lần thay nước ta nên thay từ 50 đến 70% nước thôi, để cá không bị sock, nuôi lâu ngày khi cá đã quen nước, ta tăng lên thay 80 rồi mới đến 100% nước.
4. Trường hợp sử dụng máy oxi cho bình thủy sinh.
Vì bể thủy tinh nhỏ mà sử dụng máy oxi thì sẽ làm nước dao động làm cá mệt, đuối sức, nước văng té ra ngoài... và thậm chí làm đục nước nữa. Nếu muốn sử dụng thì mua máy oxi loại công suất loại yếu nhất đó nhé, và để vòi sủi oxi sát trên mặt nước.
5. Dùng lọc gì cho bình thủy sinh.
- Lọc vi sinh
Bình thủy tinh mà dùng lọc vi sinh thì chiếm hết diện tích, nếu các bạn đã có nhiều kinh nghiệm về nuôi cá cảnh thì chắc hẵn đã biết đến lọc vi sinh, mình đưa ra hình minh họa sau đây chắc các bạn sẽ hình dung được và tự sáng chế lọc vi sinh cho riêng bản thân nếu các bạn muốn.
- Lọc tự chế
Tức là các bạn chế cái cục xốp, cục mút thành 1 tấm bông lọc nhỏ chẳng hạn
6. Nên cho cá ăn thức ăn gì và ăn ra sao.
Cho ăn trùng chỉ và lăng quăng đã xử lý sạch sẽ giúp bể cá sạch hơn. Cho ăn thức ăn viên loại khô thì nhớ là cho ăn ít thôi.
7. Nên rải cát sỏi ở đáy bể thủy tinh như thế nào?
Không nhất thiết phải rải cát sỏi, nếu muốn thì mua cát sỏi loại nhỏ và rải với độ dày vừa phải.
8. Loài cá nào có thể nuôi trong bể thủy tinh?
Chọn những loài cá có kích thước nhỏ và đặc biệt chịu được môi trường nghèo oxi như: Cá betta
Còn cá bảy màu có 1 số dòng đòi hỏi oxi nhiều, tuy nhiên 1 số loại bảy màu chợ nếu không có máy oxi vẫn sống được, nuôi từ 2 - 4 con thôi. Nếu được thì nên mua lại của các thành viên, của những người nuôi hồ xây mà không sử dụng máy oxi đó, những con nuôi trong môi trường như thế đã có sức khỏe mạnh.
Cá đuôi kiếm, các loại cá mún, hòa lan... cũng khá khỏe mạnh, nuôi 1 đến 2 cặp
Cá vàng thì 1 cặp nhỏ tí xíu kết hợp với vòi oxi nhẹ trên mặt nước
Cá ngựa vằn cũng khá khỏe.
Cá vàng là loài cá ăn và thải phân nhiều nên không thích hợp, Nếu muốn nuôi thì chỉ chọn 1 cặp cá vàng nhỏ tí thôi nhé, và cắm vòi xủi oxi nhẹ trên mặt nước, loài này thì chụi khó thay nước thường xuyên tí, 1 tuần thay nước cỡ 3 đến 4 lần. Và đặc biệt lưu ý là cho ăn ít thôi, 2 ngày cho ăn 1 lần, mỗi lần cho ăn cực ít thôi.
>> Xem thêm: Cá cảnh thủy sinh
Cách nuôi cá cảnh không bị chết
Đối với người mới nuôi cá cảnh, dù được hướng dẫn rất nhiều về cách nuôi cá cảnh và đã dành nhiều thời gian tìm hiểu nhưng cá nuôi trong bể cá cứ chết dần dần, đôi khi chết hàng loạt mà không có cách nào giải thích được. Sau đây là những kinh nghiệm “nuôi cá cảnh không chết” cho người mới nuôi cá cảnh.
Nguyên nhân:
- Bể mini nuôi cá to: Nuôi cá cảnh có kích thước lớn trong môi trường sống quá bé khiến cá bị hạn chế bơi lội, thiếu không khi và không gian sống. Khi chọn mua cá cần chọn loại cá có kích thước phù hợp với bể cá.
- Cho cá ăn nhiều: Khi mới nuôi, thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng mà chết.
- Quên cho cá ăn: Sau một thời gian nuôi cá, hứng thú không còn như thời gian đầu, nhiều người bận công việc, đi công tác xa nhà nhiều ngày dẫn đến quên cho cá ăn.
- Nguồn nước máy: Đối với nguồn nước sinh hoạt hàng ngày phải trả phí là loại nước đã qua khử trùng bằng Clo, nên dùng nước máy nuôi cá sẽ khiến cá chết.
- Thay nước quá thường xuyên, thay cạn nước: Do chăm sóc cá chu đáo, việc thay nước quá thường xuyên và thay hết nước trong bể sẽ khiến cá bị sock do không thích nghi kịp.
- Không thay nước: Việc bỏ bê bể cá, để lâu (Đối với bể cá mini hay các loại bể cá để bàn là hơn 5-7 ngày) không thay nước sẽ khiến nước bẩn, chất thải đọng trong bể không thoát ra ngoài khiến cá chết.
- Để bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp: Đối với các loại bể cá cảnh thông thường (Đặc biệt bể cá mini, bể cá để bàn) được thiết kế là vật trang trí nội thất. Vì thế đặt bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp sẽ khiến cá cảnh chết.
- Thiếu ánh sáng, phòng bí hơi, ẩm mốc: Nếu để bể cá trong bóng tối lâu ngày, phòng kín hơi, ẩm mốc lâu ngày sẽ khiến cá yếu, dễ bị bệnh.
- Cá trong bể cắn, rỉa lẫn nhau: Nếu nuôi nhiều loại cá hung dữ, hay rỉa lẫn nhau sẽ khiến những con cá cảnh hiền lành còn lại trở thành nạn nhân.
- Sock nhiệt: Khi nuôi trong các loại bể bé, lượng nước ít nên khó giữ nhiệt. Đặc biệt nuôi trong phòng điều hòa (nhiệt độ 18-23) mà lại di chuyển bể cá thường xuyên, thay nước chênh lệch nhiệt độ cũng khiến cá bị thay đổi nhiệt độ đột ngột mà chết.
Cách xử lí:
- Cho cá ăn: Phụ thuộc vào số lượng và kích thước cá cảnh nuôi trong bể để cho 1 lượng thức ăn phù hợp (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini chỉ nên ăn 3-5 viên thức ăn/lần ). Chỉ nên cho cá ăn 1 lần/ ngày vào giờ cố định. Nếu bận việc nên nhờ người cho ăn, không nên bỏ đói cá quá lâu (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini hay các loại bể cá để bàn có thể chịu đói 4-5 ngày).
- Nguồn nước: Nếu nguồn nước trong nhà là nước máy (Trả phí sử dụng hàng tháng) là nước có Clo, cần để trong xô 2 ngày mới được dùng cho bể cá.
- Thay nước: Không nên thay nước quá thường xuyên. Với bể to có máy lọc nước nên thay 2 tuần/lần. Chỉ được thay 3/4 nước trong bể để tránh cá bị sock. Đối với bể cá có kích thước nhỏ nên 2-3 ngày/lần. Không được để quá lâu mới thay nước sẽ khiến nước bẩn, không nên để quá 7-8 ngày.
- Vị trí đặt bể: Đặt trong nhà, trên bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc giá sách. Để nơi kín gió, thông thoáng không bị nắng, mưa trực tiếp. Thỉnh thoảng nên đem cá phơi năng 2 tuần/lần (chỉ để 1/2 bể có ánh nắng chiếu trực tiếp).
- Chọn cá: Ngoài việc chọn cá theo sở thích, nên chọn những loại cá có thể sống chung với nhau. Những loại cá dữ như cá chọi ko nên nuôi chung với cá khác.
- Nhiệt độ ổn định: Đối với các loại bể bé (bể cá để bàn) cần phải hạn chế di chuyển vị trí đặt bể cá. Đặc biệt đối với phòng có máy điều hòa không khí với nhiệt độ lạnh (18-23*C), phòng mái tôn có nhiệt độ cao khi thay nước cần kiểm tra độ chênh lệch nhiệt đô giữa nước sạch và nước trong bể. Nếu chênh lệch cần đặt nước sạch cùng vị trí đặt bể cá 1 buổi để cân bằng nhiệt độ, sau đó mới tiến hành thay nước.
Một số lưu ý:
- Không rửa bể cá và các loại đá sỏi trang trí bể bằng xà phòng.
- Khi thay nước nên để lại 1 ít nước cũ (tốt nhất là 1/4 nước)
- Bể nhỏ không nên di chuyển nhiều.
- Thỉnh thoảng nên cho cá ăn thêm tôm, tép.
- Thay nước nên chứa trong xô qua 1 ngày hãy đổ vào bể để cá không bị sốc. Nếu dùng nước khoan phải chứa nước rồi đợi 2 - 3 ngày mới thay nước cá.
- Đèn trong bể cá nên bật vào ban ngày, tắt lúc ban đêm. Mỗi ngày chỉ nên bật dưới 8 giờ. Nhiệt độ thích hợp của bể cá là từ 25 - 30°C. Khi trời lạnh thì bổ sung thêm sấy.
Nguồn: http://cacanhthuysinh.com/cach-nuoi-ca-canh-khoe-manh-215.html
Bình luận
No avatar
|
|
|
Các tin khác
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Các tin mới
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Chọn mua hàng
Có nên mua bán xe tải isuzu 1.9 tấn thùng lửng phục vụ công việc chở hàng? (05/01/2018 13:52)- Thử nghiệm độ an toàn của các xe đang sử dụng tại Việt Nam: Subaru được đánh giá cao nhất (09/01/2017 13:36)
- Giá xe Nissan Livina X-Gear (26/08/2016 09:13)
Phỏng vấn kiếm việc
Tiếng Anh phỏng vấn xin việc: Trả lời câu hỏi về trình độ học vấn (25/07/2017 15:39)- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bán hàng nội thất cần biết (10/03/2017 17:16)
- 10 điều nên biết khi đi phỏng vấn (21/07/2016 09:31)
Viết CV kiếm việc
[Kiếm việc] Cách viết CV xin việc để nhanh kiếm được việc (11/01/2016 11:28)- Nhà tuyển dụng muốn gì ở CV của bạn? (17/04/2015 13:29)
- 6 bí quyết viết CV tiếng Anh ấn tượng (17/04/2015 10:24)
Cẩm nang kiếm việc
Tìm việc làm lái xe tải đường dài (17/09/2018 13:30)- Nghề nghiệp thích hợp dành cho người hướng nội (08/05/2018 14:19)
- Tìm việc thiết kế in ấn - tuyển dụng ngành in ấn tại TPHCM (04/05/2018 09:39)
Việc làm vui
Mẫu đơn xin từ chức của hiệu trưởng (07/05/2021 16:50)- Mẫu đơn xin xác nhận mối quan hệ nhân thân (05/05/2021 11:15)
- Mẫu biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng cập nhật theo quy định pháp luật (05/05/2021 10:26)