Vào tháng 1/2013, Matthew Ross – sinh viên của đại học San Diego đã gửi một bức thư xin việc đến phố Wall và giờ đây bức thư này đã trở nên nổi tiếng. Bạn nên một lần thử tìm đọc bức thư này để thấy cái kết có hậu với Matthew Ross. Và nếu bạn là một người đang tìm việc, hãy học cách viết một bức thư xin việc chân thành.
Trước tiên, hãy giả sử rằng bạn cần bức thư xin việc để nộp kèm với sơ yếu lý lịch. Bức thư xin việc có thể giúp bạn nổi bật trong hàng trăm người nộp hồ sơ. Nhưng thực ra, việc bạn có được nhận hay không phụ thuộc vào năng lực của bạn có đáp ứng được các kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu hay không và sự thể hiện của bạn tại buổi phỏng vấn. Khả năng thể hiện cá tính trong thư xin việc là một kỹ năng cần được phát triển.
Dưới đây là 4 bí quyết để viết một bức thư xin việc chân thành:
Cân nhắc đặc thù ngành nghề
Có thể giọng điệu trong bức thư của Ross ở trên sẽ không thành công trong mọi trường hợp. Anh ấy đã thể hiện sự hiểu biết trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư cũng như sự hiểu biết đối với công ty mà anh ấy tham gia phỏng vấn .Giọng điệu của người tìm việc sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hình dung liệu cá tính của ứng viên có phù hợp với công ty và văn hóa doanh nghiệp hay không.
Thẳng thắn nhưng lịch sự
Bạn phải tiên liệu trước được những thách thức được nhận làm việc. Có thể bạn không có nhiều khả năng thành công cho công việc này, và có lẽ sự cạnh tranh ở đó rất khốc liệt. Nhưng hãy đề cập cả những vấn đề nhạy cảm này và dũng cảm xin được xem xét. Bạn cũng đừng chỉ nhắc đến những trở ngại. Hãy mô tả khoảng 2-3 điều chứng minh bạn thực sự phù hợp với mô tả việc làm .
Giải đáp những nghi ngờ
Nếu có những nghi vấn rõ ràng của công ty đối với việc ứng tuyển của bạn, đừng ngần ngại trả lời về chúng. Giải thích tại sao bạn đã thay đổi công việc hàng năm trong 5 năm vừa qua. Hãy kể với họ cách bạn duy trì chuyên môn nghề nghiệp trong thời gian nghỉ giữa hai công việc. Nhấn mạnh những kỹ năng có thể chuyển tiếp để giúp lần chuyển việc này dễ dàng hơn.
Khiêm tốn nhưng vẫn tự tin
Nếu bạn biết mình giỏi ở một công việc nào đó, nhưng bạn cần cơ hội để chứng minh bản thân và học hỏi từ người khác, đừng ngần ngại xin được hướng dẫn hay thực tập một thời gian – sau đó trở thành một nhân viên chính thức. Bạn có thể tham khảo trường hợp của Matthew Ross.