Khối D gồm những ngành nào? Top 5 ngành khối D lương cao, dễ xin việc

Thứ Hai, 26/04/2021, 09:11 GMT+7

Khối D gồm những ngành nào? Top 5 ngành khối D lương cao, dễ xin việc

Khối D là khối của chuyên ngành ngoại ngữ gồm 03 môn chính là: Toán học, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ theo các ngoại ngữ khác nhau và kết hợp với các môn học khác đã chia thành 99 tổ hợp môn xét tuyển khối D khác nhau được ký hiệu từ D01 đến D99. 

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, ngoại ngữ trở nên vô cùng cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy, với sự sở hữu nhiều ngành học cùng với sự đa dạng về nghề nghiệp, khối D hiện là một trong những khối thi được thí sinh lựa chọn nhiều nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng cũng như là khối có số lượng sinh viên theo học nhiều nhất.

Nếu bạn yêu thích và có năng khiếu về ngoại ngữ, có các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết tốt, tư duy hướng ngoại, tự tin về bản thân, có bản lĩnh tốt trong việc giải quyết vấn đề, đàm phán, có sự hiểu biết về kiến thức văn hoá - xã hội..., đừng ngần ngại trong việc lựa chọn khối D để lựa chọn và phát triển lĩnh vực nghề nghiệp mà mình yêu thích, đam mê để thành công.

Theo thống kê của ViecLamVui, có gần 63% tin đăng tuyển dụng trên các kênh thông tin là cơ hội tìm việc làm cho ngành khối D trong các lĩnh vực giáo dục, biên phiên dịch, báo chí, kinh doanh quốc tế, luật... Vì vậy, với kiến thức chuyên ngành được đào tạo, khối D thật sự có các vị trí tuyển dụng công việc rất đa dạng cùng những mức lương hấp dẫn tương xứng với năng lực.

Các ngành khối D - ViecLamVui


Top 5 ngành khối D hot nhất hiện nay

Với chuyên ngành ngoại ngữ, các ngành khối D thật sự có cơ hội việc làm lớn trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, tài chính ngân hàng, khách sạn, du lịch, xuất khẩu nhập khẩu, quan hệ ngoại giao, đối tác... Thị trường lao động luôn có nhu cầu nhân lực, chính vì vậy bạn hoàn toàn có khả năng tìm được công việc phù hợp chuyên môn để phát triển nghề nghiệp với các ngành khối D. Sau đây, ViecLamVui tổng hợp TOP 5 ngành nghề có thu nhập ổn định và cơ hội việc làm tốt nhất thuộc khối D mà bạn nên tham khảo.

Ngành Ngôn ngữ Anh

Thế giới hiện có khoảng 20% tổng dân số toàn cầu nói tiếng Anh và ngôn ngữ Anh hiện là ngôn ngữ chính thức của hơn 50 quốc gia. Giỏi tiếng Anh sẽ tạo ra cho bạn lợi thế rất lớn về công việc trong xu thế hội nhập hiện nay. Chính vì vậy, ngành ngôn ngữ Anh hiện được xem là ngành học hot được sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ để làm bước khởi đầu quan trọng cho một tương lai đầy thành công.

➤➤➤ Xem thêm: Tổng quan về ngành Ngôn ngữ Anh

Ngành Ngôn ngữ Anh học gì?

Mục đích đào tạo chính của ngành là giúp người học sử dụng tiếng Anh chính xác và dùng tiếng Anh như một công cụ để kiếm sống. Khi theo học ngành ngôn ngữ Anh, bạn sẽ được học những kiến thức và kỹ năng sau:

  • Kiến thức nền tảng về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử.… nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh
  • Các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế,…
  • Phát triển toàn diện các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết
  • Các kỹ năng tiếng chuyên sâu
  • Các kỹ năng mềm như: thuyết trình, tổ chức công việc, làm việc nhóm, khai thác, xử lý thông tin và phản biện, kỹ năng giao tiếp thực tế…

Những chuyên ngành của ngành Ngôn ngữ Anh?

Chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh sẽ có các chuyên ngành chính sau:

  • Tiếng Anh thương mại
  • Tiếng Anh biên phiên dịch
  • Sư phạm tiếng Anh

Ngành Ngôn ngữ Anh làm gì sau khi ra trường?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể chọn cho mình những vị trí việc làm ngoại ngữ phù hợp chuyên môn như:

  • Chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực tài chính, du lịch, khách sạn, ngoại giao, xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên biên – phiên dịch
  • Thư ký, trợ lý đối ngoại
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện
  • Giáo viên, giảng viên tiếng Anh

Sinh viên Ngôn ngữ Anh mới ra trường lương bao nhiêu?

Với chuyên ngành tiếng Anh bạn rất dễ kiếm được việc làm trong nhiều lĩnh vực. Mức lương bình quân của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh mới ra trường làm việc tại các công ty vào khoảng 8.000.000 đồng - 10.000.000 đồng/tháng. Mức lương của biên - phiên dịch viên có thể cao hơn vì đòi hỏi bạn phải có năng lực và chuyên nghiệp, thường dao động trong khoảng 10.000.000 đồng - 14.000.000 đồng/tháng.

Học ngành Ngôn ngữ Anh làm việc ở đâu?

Với chuyên ngành tiếng Anh được đào tạo, bạn có thể kiếm các cơ hội việc làm, trải nghiệm môi trường làm việc năng động, đa văn hóa tại:

  • Các nhà xuất bản, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí,…
  • Cơ quan ngoại giao
  • Cơ quan truyền thông
  • Các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế
  • Các công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia, văn phòng đại diện của các tập đoàn nước ngoài
  • Các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông trung học, trung học cơ sở
  • Các trung tâm ngoại ngữ

Ngành Ngôn ngữ Anh có dễ xin việc không?

Học ngành ngôn ngữ Anh, sau khi tốt nghiệp, với khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt, bạn sẽ dễ dàng kiếm được các cơ hội việc làm chất lượng với mức lương và chế độ đãi ngộ tốt trong rất nhiều lĩnh vực. Sinh viên mới ra trường cũng có rất nhiều công việc phù hợp để rèn luyện chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm và phát triển nghề nghiệp. Vì vậy, ngành Ngôn ngữ Anh được đánh giá là một trong các ngành nghề có cơ hội việc làm đa dạng và cũng rất dễ xin được việc nếu bạn chịu khó và có năng lực thật sự.

Ngành Truyền thông đa phương tiện

Ngành Truyền thông đa phương tiện với các ngành học khá đa dạng và phong phú. Ngành học này có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội,…Vì vậy, ngành Truyền thông đa phương tiện tuy là một ngành học còn khá mới mẻ nhưng trong tương lai sẽ là một ngành thời thượng, có tính cạnh tranh cao và rất hấp dẫn. Vì vậy, hiện nay ngành này được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích, tìm hiểu và lựa chọn là hướng phát triển nghề nghiệp cho bản thân.

➤➤➤ Xem thêm: Tổng quan về ngành Truyền thông đa phương tiện

Ngành Truyền thông đa phương tiện học gì?

Khi theo học ngành Truyền thông đa phương tiện, các bạn sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp bao gồm:

  • Kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin
  • Các kiến thức chuyên sâu cùng những kỹ năng thuần thục về báo chí, truyền thông và quảng cáo
  • Kiến thức về thiết kế sách báo, chế bản điện tử, sáng tạo nội dung video
  • Cách làm phong phú nội dung website bằng các ứng dụng các hiệu ứng đồ họa hiện đại
  • Những kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video
  • Kỹ năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ cho truyền thông, quảng cáo, giải trí
  • Kỹ năng tạo ra sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như: Kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt định, game, website, đồ họa mô phỏng… 

Những chuyên ngành của ngành Truyền thông đa phương tiện?

Các chuyên ngành được đào tạo trong ngành Truyền thông đa phương tiện gồm:

  • Chuyên ngành Truyền thông báo chí đa phương tiện: Được đào tạo chủ yếu về nội dung báo chí để có thể làm việc trong bất kì loại hình báo chí nào như: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử. 
  • Chuyên ngành Truyền thông theo hướng thiết kế multimedia: Được đào tạo chủ yếu về khả năng thiết kế để có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng Illustrator, Photoshop, InDesign,… và các phầm mềm thiết kế, dựng phim khác... nhằm tạo ra sản phẩm đẹp mắt, đúng ý tưởng, đúng mục đích, phục vụ cho công việc và cho khách hàng.

Ngành Truyền thông đa phương tiện làm gì sau khi ra trường?

Sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào chuyên ngành, các bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

  • Biên tập viên báo chí/ đài truyền hình
  • Quản trị truyền thông trực tuyến
  • Chuyên viên sản xuất Video
  • Chuyên viên quản trị mạng xã hội
  • Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo
  • Chuyên viên thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm
  • Chuyên viên thiết kế logo, làm phim quảng cáo, thiết kế hệ thống nhận dạng thương hiệu
  • Chuyên viên thiết kế đồ họa
  • Chuyên viên truyền thông đa phương tiện
  • Chuyên viên quản trị ý tưởng truyền thông, lên kế hoạch cho các hoạt động truyền thông
  • Chuyên viên xây dựng website, thiết kế giao diện, nội dung, chức năng cho website
  • Trưởng nhóm truyền thông đa phương tiện
  • Trưởng phòng dự án truyền thông đa phương tiện
  • Giám đốc sản xuất, Giám đốc sáng tạo, Đạo diễn
  • Giảng dạy ngành Truyền thông đa phương tiện

Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện mới ra trường lương bao nhiêu?

Ngành Truyền thông đa phương tiện thuộc nhóm ngành có mức lương khá cao hiện nay. Với khối kiến thức chuyên môn có thể ứng dụng hiệu quả trong công việc thực tế thuộc nhiều lĩnh vực, sinh viên mới ra trường có mức lương khoảng 7.000.000 đồng - 9.000.000 đồng/tháng. Mức lương cho những bạn đã có kinh nghiệm làm việc 1-2 năm vào khoảng 10.000.000 đồng - 13.000.000 đồng/tháng.

Học ngành Truyền thông đa phương tiện làm việc ở đâu?

Sau khi ra trường, với bằng cấp chuyên môn ngành Truyền thông đa phương tiện, bạn có thể tìm kiếm các vị trí công việc phù hợp tại các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp như:

  • Các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim
  • Các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản
  • Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website
  • Các công ty về thiết kế đồ họa
  • Các công ty quảng cáo, PR
  • Các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp

Ngành Truyền thông đa phương tiện có dễ xin việc không?

Ngành Truyền thông đa phương tiện là ngành nghề được đánh giá có khả năng xin việc dễ dàng vì những lý do sau:

  • Tính ứng dụng cao của ngành học.
  • Kiến thức chuyên môn đã được đào tạo có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Nhu cầu nhân lực cần đến gần 22.000 người/năm nhưng số lượng sinh viên đăng ký theo học chỉ mới ở khoảng 5.000 - 6.000 người/năm. 
  • Nhân sự luôn trong tình trạng khan hiếm và luôn được các doanh nghiệp chào đón.
  • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông – quảng cáo trong nước dần phát triển ngày càng nhiều, cần nhiều hơn lực lượng nhân sự có chuyên môn được đào tạo bài bản.
  • Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang để mắt đến nguồn nhân lực của ngành này từ Việt Nam.

Ngành Quan hệ quốc tế

Trong thời đại hội nhập và phát triển, những bạn trẻ năng động, yêu thích ngoại ngữ thật sự đang bị thu hút bởi sức hấp dẫn của ngành Quan hệ quốc tế. Có thế nói, xu thế toàn cầu kết nối bằng khoa học công nghệ hiện nay sẽ yêu cầu tất cả các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, xã hội đều cần nhân lực làm đối ngoại. Vì vậy, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực ngoại giao, quan hệ quốc tế là rất lớn và đây chính là triển vọng nghề nghiệp rộng mở của ngành Quan hệ quốc tế

➤➤➤ Xem thêm: Tổng quan về ngành Quan hệ quốc tế

Ngành Quan hệ quốc tế học gì?

Theo học ngành Quan hệ quốc tế sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên môn bao gồm:

  • Kiến thức cơ bản về lịch sử - chính trị thế giới hiện đại
  • Kiến thức về khoa học chính trị
  • Những lý thuyết, trường phái cơ bản trong quan hệ quốc tế
  • Kiến thức cơ bản về luật quốc tế
  • Nắm vững chính sách đối ngoại của Việt Nam
  • Kiến thức về chính sách đối ngoại các nước lớn trên thế giới
  • Kiến thức nền tảng về văn hóa - tôn giáo thế giới
  • Kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế

Những kỹ năng nghề nghiệp được củng cố và đào tạo:

  • Kỹ năng ngoại ngữ
  • Kỹ năng đối ngoại
  • Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin
  • Kỹ năng phân tích tình huống
  • Kỹ năng đánh giá các vấn đề quốc tế
  • Kỹ năng nghiệp vụ đối ngoại… 

Những chuyên ngành của ngành Quan hệ quốc tế?

Học ngành Quan hệ quốc tế, các bạn có thể lựa chọn theo đuổi các chuyên ngành sau tại các trường đại học:

  • Chuyên ngành Nghiệp vụ ngoại giao 
  • Chuyên ngành Nghiệp vụ báo chí quốc tế
  • Chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế
  • Chuyên ngành Thông tin đối ngoại
  • Chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu

Ngành Quan hệ quốc tế làm gì sau khi ra trường?

Sau khi ra trường với bằng cấp ngành học Quan hệ quốc tế, các bạn có thể tìm được công việc phù hợp và giàu khả năng thăng tiến như:

  • Chuyên viên đối ngoại, điều phối dự án
  • Đại diện thương mại trong và ngoài nước
  • Tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài
  • Biên, phiên dịch
  • Hướng dẫn viên du lịch quốc tế
  • Biên tập viên bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình cho các phòng ban tin tức quốc tế
  • Nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế

Sinh viên ngành Quan hệ quốc tế mới ra trường lương bao nhiêu?

Sinh viên ngành Quan hệ quốc tế mới ra trường, có ít kinh nghiệm, có thể đảm nhận các vị trí công việc phù hợp tại các doanh nghiệp với mức lương khởi điểm trong khoảng 7.000.000 đồng - 9.000.000 đồng/tháng. Theo thời gian, khi đã có nhiều hơn kinh nghiệm làm việc, bạn có thể đạt mức lương từ 10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng/tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào vị trí công việc và năng lực.

Học ngành Quan hệ quốc tế làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế có thể tìm việc làm tại nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực:

  • Các cơ quan ngoại giao từ cấp nhà nước, địa phương đến doanh nghiệp, trường học
  • Các cơ quan, doanh nghiệp ngành du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng
  • Các cơ quan, doanh nghiệp ngành truyền thông, giải trí
  • Các tổ chức chính phủ, phi chính phủ
  • Các tập đoàn, công ty, quỹ đầu tư đa quốc gia, quốc tế
  • Các công ty tư vấn luật pháp, đầu tư, kinh tế, tài chính, ngân hàng
  • Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ với nước ngoài
  • Các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài
  • Các công ty nước ngoài tại Việt Nam
  • Các viên nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học, viện đào tạo chuyên môn,...

Ngành Quan hệ quốc tế có dễ xin việc không?

Những lý do để đánh giá mức độ dễ xin việc của ngành Quan hệ quốc tế là:

  • Việt Nam có mối quan hệ hợp tác quốc tế phát triển với gần 190 quốc gia, là thành viên của Liên hợp quốc, có quan hệ thương mại với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
  • Việt Nam luôn cần một lực lượng chuyên trách đảm nhiệm các vấn đề liên quan đến quan hệ, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hóa xã hội,… để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
  • Bất kỳ cơ quan, tổ chức nào dù đó là cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ hay doanh nghiệp tư nhân… cũng đều cần có người làm công tác đối ngoại.
  • Thị trường lao động luôn có nhu cầu nhân lực ngành Quan hệ quốc tế có kiến thức chuyên môn vững, trình độ ngoại ngữ tốt, tự tin trong hoạt động giao tiếp, đối ngoại.
  • Có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong đa dạng lĩnh vực liên quan như: chính phủ, luật pháp, kinh doanh, truyền thông, giáo dục, các tổ chức quốc tế…

Ngành Kinh doanh quốc tế

Ngành kinh doanh quốc tế được đánh giá mà một ngành học vô cùng năng động và không thể thiếu ở bất cứ quốc gia nào. Chính vì vậy, ngành Kinh doanh quốc tế sẽ mang đến cho bạn những cơ hội việc làm rộng mở với nhiều lựa chọn hấp dẫn và rất nhiều trải nghiệm thú vị. Nếu bạn thuộc tuýp người năng động, muốn được thử sức mình với một công việc chuyên nghiệp, đầy thử thách nhưng cũng nhiều cơ hội thì ngành Kinh doanh quốc tế là ngành bạn không thể bỏ qua.

Ngành Kinh doanh quốc tế học gì?

Theo học ngành Kinh doanh quốc tế, các bạn sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp bao gồm:

  • Kiến thức nền tảng về kinh doanh, luật quốc tế và môi trường kinh doanh quốc tế
  • Quản trị nguồn nhân lực quốc tế
  • Hoạt động hậu cần kinh doanh quốc tế và xuất - nhập khẩu
  • Nghiên cứu thị trường
  • Kiến thức xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế
  • Đầu tư quốc tế
  • Tài chính quốc tế
  • Rủi ro và bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế
  • Nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương
  • Tranh chấp trong thương mại quốc tế
  • Cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài
  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế
  • Kỹ năng về xuất nhập khẩu, Logistics, hải quan,…
  • Kỹ năng mềm: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán – thương lượng, kỹ năng giao tiếp, làm việc dưới áp lực…
  • Kỹ năng ngoại ngữ

Những chuyên ngành của ngành Kinh doanh quốc tế?

Ngành Kinh doanh quốc tế được đào tạo tại các trường đại học với những chuyên ngành sau:

  • Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế
  • Chuyên ngành Ngoại thương
  • Chuyên ngành Xuất nhập khẩu
  • Chuyên ngành Logistics
  • Chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Ngành Kinh doanh quốc tế làm gì sau khi ra trường?

Với kiến thức được đào tạo của ngành Kinh doanh quốc tế, bạn có nhiều lựa chọn hấp dẫn về nghề nghiệp như:

  • Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không
  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên đối ngoại
  • Chuyên viên xúc tiến thương mại
  • Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên marketing quốc tế
  • Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế
  • Nghiên cứu và giảng dạy về kinh doanh quốc tế

Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế mới ra trường lương bao nhiêu?

Đối với sinh viên mới ra trường, bắt đầu với những vị trí công việc đầu tiên, bạn có thể đạt mức lương dao động trong khoảng 7.000.000 đồng - 9.000.000 đồng/tháng. Sau thời gian làm việc, có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc được thăng tiến lên vị trí quản lý, bạn sẽ có mức lương cao hơn ở mức  mức 15.000.000 đồng - 20.000.000 đồng/tháng hoặc có thể cao hơn tuỳ theo năng lực.

Học ngành Kinh doanh quốc tế làm việc ở đâu?

Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế bạn có thể làm việc tại:

  • Các đơn vị sản xuất kinh doanh
  • Các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu
  • Văn phòng đại diện công ty nước ngoài, 
  • Bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương
  • Tập đoàn đa quốc gia
  • Các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về quản trị kinh doanh và kinh doanh quốc tế

Ngành Kinh doanh quốc tế có dễ xin việc không?

Trong quá trình hội nhập, việc gặp gỡ, giao thương giữa các nền kinh tế của các quốc gia đang diễn ra ngày càng mở rộng hơn. Với kế hoạch mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu, cả doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài đều có nhu cầu tuyển dụng những cử nhân kinh doanh quốc tế. Vì vậy, nhân sự ngành này có rất nhiều lựa chọn về việc làm, có thể đảm nhận rất nhiều vị trí khác nhau ở các công ty và tập đoàn kinh tế, kinh doanh trong và ngoài nước.

Ngành Sư phạm tiếng Anh

Với nhu cầu học tiếng Anh ngày càng phát triển và rộng mở cũng như bộ môn ngoại ngữ Tiếng Anh được quan tâm chú trọng hơn trong chương trình giảng dạy của các cấp học phổ thông, ngành Sư phạm tiếng Anh được đánh giá là ngành Hot, được nhiều bạn trẻ quan tâm vì cơ hội nghề nghiệp và khả năng phát triển của nghề nghiệp này trong tương lai.

Ngành Sư phạm tiếng Anh học gì?

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm tiếng Anh sẽ cung cấp những kiến thức bao gồm:

  • Ngữ âm - Âm vị học tiếng Anh
  • Ngữ pháp tiếng Anh
  • Từ vựng - Ngữ nghĩa học
  • Phân tích diễn ngôn
  • Ngữ dụng học
  • Dịch thuật
  • Văn hoá - Văn minh Anh
  • Văn hoá - Văn minh Mỹ
  • Văn học Anh - Văn học Mỹ
  • Kỹ năng nghe hiểu
  • Kỹ năng đọc hiểu
  • Kỹ năng nói - viết
  • Lý luận dạy học tiếng Anh
  • Phương pháp dạy học tiếng Anh
  • Cách kiểm tra đánh giá tiếng Anh

Những chuyên ngành của ngành Sư phạm tiếng Anh?

Sư phạm tiếng Anh có thể được đào tạo tại các trường đại học như một chuyên ngành của ngành Sư phạm và không phân thành các chuyên ngành khác nhau.

Ngành Sư phạm tiếng Anh làm gì sau khi ra trường?

Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Anh, các bạn có thể làm các công việc sau:

  • Giáo viên dạy tiếng Anh các cấp học phổ thông từ lớp 1-12
  • Giảng viên tiếng Anh
  • Biên - phiên dịch
  • Hướng dẫn viên du lịch cho người nước ngoài
  • Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý giám đốc...
  • Nhân viên phòng Quan hệ doanh nghiệp, Hợp tác quốc tế

Sinh viên Sư phạm tiếng Anh mới ra trường lương bao nhiêu?

Các bạn sinh viên sư phạm tiếng Anh mới ra trường làm công tác giảng dạy tại các trường phổ thông công lập có mức lương tuỳ theo cấp dạy, tuân theo quy chế lương giáo viên, dao động trong khoảng từ 5.000.000 đồng - 7.000.000 đồng/tháng, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục dân lập thì mức lương có thể cao hơn và ở khoảng 7.000.000 đồng - 9.000.000 đồng/tháng tuỳ theo năng lực. Với các vị trí biên - phiên dịch tại các công ty, doanh nghiệp, sinh viên sư phạm Tiếng Anh có thể hưởng mức lương khởi điểm là 8.000.000 đồng - 10.000.000 đồng/tháng.

Học ngành Sư phạm tiếng Anh làm việc ở đâu?

Tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Anh, sinh viên có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm tại:

  • Các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
  • Các trường cao đẳng và đại học
  • Các trung tâm ngoại ngữ
  • Các cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế
  • Các nhà xuất bản, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí… trong và ngoài nước
  • Các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn, các khu nghỉ mát quốc tế
  • Các công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia
  • Các công ty, doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực

Ngành Sư phạm tiếng Anh có dễ xin việc không?

Vì tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ hàng đầu luôn được lựa chọn sử dụng, do đó ngành Sư phạm tiếng Anh là một trong những ngành học có cơ hội việc làm cao. Với nhu cầu được học tiếng Anh ở mọi lứa tuổi ngày càng gia tăng, sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành Sư phạm tiếng Anh có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp tại các trường học, trung tâm ngoại ngữ; hoặc có đủ kiến thức chuyên môn để làm các công việc trái nghề cần vốn kiến thức ngoại ngữ tại các tổ chức, công ty, doanh nghiệp.

Tất cả các ngành khối D

Sau đây là danh sách ngành nghề xét tuyển Khối D đầy đủ và chi tiết để các bạn tiện tham khảo:

NHÓM NGÀNH XÉT TUYỂN KHỐI D
NHÓM NGÀNH KINH DOANH - KINH TẾ - TÀI CHÍNH - QUẢN LÝ - LUẬT
Quản trị kinh doanh Kinh doanh xuất bản phẩm
Quản trị văn phòng Luật
Quản trị nhân lực Luật kinh tế
Quản lý công nghiệp - Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Luật quốc tế
Quản lý công nghiệp Tài chính - Ngân hàng
Kinh tế đối ngoại Kế toán
Kinh doanh quốc tế Kiểm toán
Kinh doanh thương mại Bảo hiểm
NHÓM NGÀNH CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT
Kỹ thuật xét nghiệm y học Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Kỹ thuật xây dựng Công nghệ truyền thông
Kỹ thuật điện, điện tử Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp Công nghệ kỹ thuật ô tô
Kỹ thuật phần mềm Công nghệ thông tin
Kỹ thuật hàng không Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
NHÓM NGÀNH DỊCH VỤ - DU LỊCH - KHÁCH SẠN
Quản trị khách sạn Du lịch
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
NHÓM NGÀNH TRUYỀN THÔNG - MARKETING
Quan hệ quốc tế Truyền thông đa phương tiện
Quan hệ công chúng Marketing
Báo chí Thương mại điện tử
NHÓM NGÀNH SƯ PHẠM - XÃ HỘI - NGÔN NGỮ HỌC
Tâm lý học Ngôn ngữ Anh
Đông Phương học Ngôn ngữ Đức
Đông Nam Á học Ngôn ngữ Nga
Việt Nam học Ngôn ngữ Nhật
Văn hoá học Ngôn ngữ Trung Quốc
Sư phạm tiếng Anh Ngôn ngữ Pháp
Sư phạm tiếng Nga Ngôn ngữ Hàn Quốc
Sư phạm tiếng Trung Quốc Ngôn ngữ Tây Ban Nha
 

#KhoiDGomNhungNganhNao #CacNganhKhoiD #ViecLamVui

Nguồn: https://vieclamvui.com/cac-nganh-khoi-d-909.html

Tags: Việc Làm Vui
KiemViec.net / Việc làm vui
Tags: Việc Làm Vui
KiemViec.net / Việc làm vui