Phá vỡ nỗi ám ảnh mang tên Thất nghiệp

Thứ Sáu, 17/04/2015, 13:29 GMT+7

Trong vòng 6 tháng đầu năm 2012, TPHCM đã có hơn 70.000 người lao động đăng ký thất nghiệp, tăng hơn 22.000 người so với cùng kì năm 2011 – theo báo cáo về tình hình lao động việc làm của UBND TP. Cũng theo báo cáo, Thành phố đã ban hành quyết định xét hưởng trợ cấp thất nghiệp cho gần 50.000 người, tăng gần 19.000 người so với cùng kỳ năm trước.

 

Không cần phải bàn cãi, bản thân từ “thất nghiệp” đã trở thành nỗi ám ảnh của tất cả mọi người trong độ tuổi lao động. Vậy thì làm sao để vượt qua nó? Hẳn là không dễ dàng gì, nhưng vẫn có những biện pháp chúng ta có thể áp dụng để có thể đối diện với Thất nghiệp một cách nhẹ nhàng hơn.

 

1. Nghỉ ngơi đúng nghĩa

Chẳng hạn như dành cho mình một chuyến du lịch dã ngoại. Điều này nghe có vẻ như khá xa xỉ trong giai đoạn mà chúng ta chẳng vui vẻ gì. Nhưng hãy nghĩ thử xem, lần cuối cùng mà bạn đi du lịch dã ngoại cùng gia đình, bạn bè, hoàn toàn rũ bỏ hết công việc là khi nào? Chắc chắn rằng đã từ rất lâu rồi. Gì thì gì, hãy tận hưởng khoảng thời gian rỗi rãi này một cách xứng đáng trước khi nó trôi qua, sau đó bạn sẽ lại lao vào vòng xoáy liên tục của công việc. Và biết đâu, chuyến du lịch này sẽ mang đến cho bạn một điều bất ngờ nào đó trong tương lai sắp tới thì sao?

 

2. Dành thời gian để suy nghĩ tích cực về bước tiếp theo

Đừng mãi đắm chìm trong những cảm giác tiêu cực: buồn bã, thất vọng, chán nản… Mà điều cần làm là suy nghĩ thật chính chắn về kế hoạch tiếp theo. Dĩ nhiên khoảng thời gian dành để “lên kế hoạch” ấy không phải chỉ là một vài giờ, mà là nhiều ngày, có thể là cả tuần hoặc hơn nữa. Không ai bắt buộc bạn phải bắt tay vào một công việc mới ngay khi vừa nghỉ việc ở công ty cũ. Điều này có khi còn khiến bạn bị “sốc tâm lý” như bất cứ một thay đổi nào diễn ra quá nhanh. Bạn hãy xem như lần thất nghiệp này như là một cơ hội để mở rộng hơn nữa khả năng của mình. Hãy suy nghĩ đến một hoặc một vài việc làm mà bạn đã thích từ lâu nhưng chưa có dịp để thử sức.

 tìm việc

3. Tìm việc mới: quan tâm ít hơn về tiền lương

Lưu ý này rất quan trọng trong xu thế cạnh tranh lao động hiện nay. Dĩ nhiên tiền bạc cũng rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Thay đổi cách tiếp cận công việc mới cũng là một việc làm hiệu quả. Hãy quan tâm nhiều hơn đến công ty mà bạn quyết định ứng tuyển (về quy mô công ty, các trụ sở, các bộ phận phòng/ban, sản phẩm, dịch vụ…). Bởi lẽ trên thực tế, nhà tuyển dụng luôn thích những ứng viên thực sự cần và yêu thích công việc chứ không phải là những ứng viên chỉ chăm chăm vào số tiền lương được hưởng từ công ty của họ.

 

4. Công việc sắp tới có thể chỉ là nơi trú ẩn tạm thời

Công việc tiếp theo của bạn không nhất thiết phải là một thứ gì đó thật “hoành tráng” như mong đợi. Nếu đã tìm được một nơi… tạm ổn, nghĩa là chưa cảm thấy thật hứng thú với nó, hãy đề nghị được làm bán thời gian hoặc cộng tác tạm thời. Bởi vì đôi khi áp lực tiền bạc, chi tiêu hàng ngày khiến chúng ta không thể chờ đợi mãi một công việc hoàn hảo. Hãy tìm một “bước đệm chuyển tiếp” trong khi săn lùng công việc ở lĩnh vực mà mình thực sự đam mê.

 

5. Hoàn toàn sẵn sàng cho công việc phù hợp với mình

Thời gian phải bỏ ra để tìm việc thực sự phù hợp với mình có thể lâu hơn bạn tưởng. Thực tế là có những người phải mất cả năm trời mới tìm được việc làm mình yêu thích. Vì vậy, đừng sốt ruột. Chúng ta đang ở trong giai đoạn kinh tế khó khăn, vị trí công việc mà bạn mơ ước có thể chưa có vào lúc này, hãy đối mặt với thực tế đó và đừng nản lòng. Cơ hội chỉ đến với những người đã sẵn sàng nắm bắt nó.

Tags: cẩm nang kiếm việc, kiếm việc, tìm việc, tìm việc làm, việc làm, phỏng vấn kiếm việc
KiemViec.net / Cẩm nang kiếm việc
Tags: cẩm nang kiếm việc, kiếm việc, tìm việc, tìm việc làm, việc làm, phỏng vấn kiếm việc
KiemViec.net / Cẩm nang kiếm việc