10 sai lầm trong CV của sinh viên mới tốt nghiệp (Phần 1)

Thứ Sáu, 17/04/2015, 09:50 GMT+7

Hầu hết những sinh viên mới ra trường đều cảm thấy khó khăn trong việc làm CV gửi các nhà tuyển dụng. Hãy  điểm qua 10 sai lầm thường gặp trong CV của sinh viên mới tốt nghiệp.

Quá dài dòng

Hãy thể hiện kỹ năng và cách trình bày chuyên nghiệp của bạn thông qua một bản CV xúc tích và đầy đủ. Các ứng viên chuyên nghiệp thường chỉ viết CV trong vòng 2 trang và các nhà tuyển dụng rất thoải mái khi có thể biết được mọi thông tin quan trọng một cách nhanh chóng. Đừng nhét tất cả mọi thứ vào trong CV để chứng tỏ mình là một ứng viên nhiều kinh nghiệm. Quan trọng là bạn biết thông tin nào là quan trọng để cho vào nội dung CV của mình.

tìm việc

Những nhà tuyển dụng thường rất bận rộn trong một mớ CV của nhiều ứng viên. Nếu một CV quá dài dòng và không cô đọng, khả năng CV đó bị loại là rất lớnt . Do vậy bạn chỉ nên chú trọng vào những điểm chính bạn muốn nhà tuyển dụng lưu tâm và cho thấy bạn có thể làm gì cho công ty của họ.

Sử dụng văn xuôi

Bạn cần học cách để viết theo từng đoạn. Cố gắng diễn tả quan điểm bằng những đoạn văn ngắn gọn. Những đoạn văn dài (đặc biệt là phần tóm tắt của bạn) thường sẽ không được đọc đến.

Bạn không cần phải viết một câu đầy đủ trong CV. Nhà tuyển dụng thường chỉ đọc lướt, do đó bạn nên viết theo dạng tin tức. Bạn có thể thử viết theo dạng “Thành tựu – Công việc” hay dạng “Công việc – Thành tựu” để làm cho các thông tin quan trọng được làm nổi bật. Ví dụ, bạn có thể viết: Viết kế hoạch cắt giảm chi phí và đề xuất lên cấp trên – được duyệt và áp dụng đã giảm được 15% ngân sách (dạng Công việc – Thành tựu). Hoắc cũng có thể viết “Làm giảm được 15% ngân sách sau khi đề xuất kế hoạch cắt giảm được đề xuất và thực hiện”.

Quá chung chung

Đối với mỗi công việc mà bạn ứng tuyển, cần phải có sự đầu tư để CV bạn gửi đi chắc chắn phù hợp với công việc đó. Mặc dù bạn có thể apply vào những công việc tương tự nhau, nhưng hãy tập trung để có những điểm nhấn khác nhau cho mỗi công việc.

Bạn có thể đọc phần mô tả công việc để hiểu những yêu cầu cần có cho vị trí ứng tuyển là gì. Bạn có thể sắp xếp các phần nội dung trong CV để làm nổi bật hay để đặt sự chú ý vào phần mà bạn mong muốn nhà tuyển dụng nhìn thấy nhiều nhất. Giả sử phần 2.1 là phần quan trọng, bạn hãy làm nổi bật nó trong hồ sơ. Hãy tìm hiểu thêm cách trình bày CV để có thể dều chỉnh linh hoạt tùy theo loại công việc mà bạn ứng tuyển.

Thiếu các yếu tố trình bày những gì sẽ mang lại cho doanh nghiệp

Trong một CV, điều cần có ở một CV tốt là làm sao để có được sự liên kết giữa những gì bạn viết và những gì nhà tuyển dụng mong muốn đọc được. Nói rõ hơn, đó là sự liên kết giữa nền tảng mà bạn có (kỹ năng, học vấn và kinh nghiệm, việc làm ) và những điều mà công việc yêu cầu.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về giá trị kinh tế mà tấm bằng của bạn mang lại hoặc các kinh nghiệm khác như: Trường học đã dạy bạn làm gì? Điều đó sẽ giúp ích cho công việc mà bạn ứng tuyển vào như thế nào? Ví dụ: một dự án hay một đề tài có thể có giá trị đối với nhà tuyển dụng. “Được đào tạo để…” là một cụm từ hữu dụng ở đây. Ví dụ, nếu bạn đã từng có bằng về kinh tế, bạn có thể bắt đầu bằng: “Được đào tạo để phân tích các dữ liệu phức tạp và xác định các trở ngại lớn về đầu tư,…” Hoặc, nếu bạn làm ở lĩnh vực nghệ thuật, nơi mà kỹ năng giao tiếp tốt là một điều rất quan trọng, bạn có thể nói: “Được đào tạo để nghiên cứu, tổng hợp và tìm kiếm những cơ hội thực tế một cách rõ ràng và chính xác,…”.

Mỗi lần ứng tuyển là mỗi lần CV của bạn phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên khác tham gia phỏng vấn . Do đó, hãy tạo mối liên kết chặt chẽ, giải quyết từng yêu cầu cụ thể của công việc để CV của bạn trở nên nổi bật.

Không thể hiện thành tựu mà bạn đã đạt được

Tìm những thành tựu của bạn trong quá trình học hay các kinh nghiệm về công việc mà bạn đã trải qua. Chúng ta có xu hướng né tranh việc làm nổi bật những thành công mà chúng ta đã được được vì ngại, nhưng thực sự với quan điểm của những nhà tuyển dụng, họ mong muốn được nhìn thấy tiềm năng mà bạn có thể đóng góp cho công ty thông qua những thành tựu mà bạn đã được trước đó.

 

Bạn cần phải tìm hiểu điều gì là quan trọng trong vai trò, vị trí công việc đối với doanh nghiệp, sau đó bạn mới có thể liên hệ với các ví dụ của riêng mình. Trong kinh doanh, các kinh nghiệm điển hình thường được chia thành 3 loại: làm tăng thu nhập, làm giảm chi phí và tinh giản quá trình. Nhưng cũng tùy vào doanh nghiệp, có thể bạn cũng sẽ cần đến các thành công trong các lĩnh vực khác nữa, chẳng hạn như việc tạo một nhóm hiệu quả để cung cấp các dịch vụ hay tạo ra các sản phẩm trong một quỹ ngân sách eo hẹp.

Tags: viết cv kiếm việc, kiếm việc, tìm việc, tìm việc làm, việc làm, phỏng vấn kiếm việc, sai lầm khi viết cv, sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, kinh nghiệm
KiemViec.net / Viết CV kiếm việc
Tags: viết cv kiếm việc, kiếm việc, tìm việc, tìm việc làm, việc làm, phỏng vấn kiếm việc, sai lầm khi viết cv, sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, kinh nghiệm
KiemViec.net / Viết CV kiếm việc