Việc làm luôn là sự quan tầm hàng đầu của học sinh, phụ huynh khi lựa chọn ngành nghề, và ngành luật cũng vậy, trước khi quyết định học thì có khá nhiều câu hỏi đặt ra như: Học luật có dễ xin việc? Học luật có thất nghiệp không? Nên học ngành luật nào dễ sinh việc? Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về việc làm ngành Luật, hãy cùng tham khảo nhé!
Cơ hội xin việc ngành Luật
Theo thông tin từ Bộ tư pháp, cho đến năm 2020, riêng các chức danh tư pháp cần trên 20.000 nhân sự và con số này sẽ tăng lên trong bối cảnh Việt Nam đang Hội nhập kinh tế quốc tế. Khi học ngành Luật thì nhiều người nghĩ ngay đến công việc Luật sư, tuy nhiên, cử nhân ngành luật ra trường có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như làm thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên hoặc chuyên viên pháp lý,... không chỉ làm việc tại các phòng ban nhà nước mà có thể mở văn phòng luật sư riêng, hoặc tư vấn luật tại các doanh nghiệp lớn.
Cử nhân ngành Luật tùy vào năng lực và bề dày kinh nghiệm có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như:
- Làm kiểm sát viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý, khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và nâng cao chuyên môn bạn có thể trở thành thẩm phán, luật sư.
- Ngoài ra còn có thể làm nhiều công việc khác như: Chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên, cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật,... trong các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công an, cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, học viện nghiên cứu,...
- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp
- Giảng viên luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, học viện nghiên cứu...
Nên học ngành luật nào dễ xin việc?
Hiện nay ngành luật được chia ra thành nhiều nhóm ngành khác nhau như: ngành luật thương mại, ngành luật quốc tế, luật dân sự, luật hành chính, luật hình sự,... với đặc thù khác nhau. Có khá nhiều người thắc mắc là nên học ngành luật nào dễ xin việc?
Ngành luật kinh tế hiện là một ngành "hot" và có nhiều người khuyên rằng nếu như không muốn thất nghiệp hãy học ngành luật kinh tế.
Học ngành luật kinh tế sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về ngành luật kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Luật kinh tế ngành luật tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế có phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước.
Sinh viên học luật kinh tế chú trọng đến đào tạo kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình,... nhờ đó sinh viên ra trường có thể tự tin làm việc trong nền kinh tế hiện đại. Không chỉ doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu về hành ng pháp lý của nước ngoài cần đến chuyên viên pháp lý mà các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng đều cần có nhân lực pháp lý người Việt. Do đó ngành luật kinh tế được xếp vào nhóm ngành có nhu cầu nguồn nhân lực cao. Sinh viên ngành luật kinh tế có cơ hội việc làm hấp dẫn như: chuyên viên pháp lý cho doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước, chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc tư vấn tài chính độc lập, nghiên cứu giảng dạy về luật kinh tế tại các cơ sở giáo dục,..
Các trường đại học đào tạo ngành luật nổi tiếng như: Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Luật TP.HCM, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Mở TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Trường Đại học Luật Hà Nội,...
Xem thêm: